Post production là gì? Tìm hiểu về giai đoạn hậu kỳ làm phim
Post production là giai đoạn hậu kỳ của quá trình làm phim, video… Hãy đọc tiếp để hiểu rõ hơn khái niệm post production là gì nhé!
- Photographer là gì? Mô tả công việc của một photographer
- Thiết kế nội thất là gì? Đôi điều về ngành thiết kế nội thất
Đối với những người làm trong ngành phim ảnh và sáng tạo video, post production là một khái niệm không hề xa lạ và thậm chí còn được coi là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình làm phim. Vậy post production là gì và các công việc chính của quá trình này gồm những gì?
Các giai đoạn của công việc làm phim
Nếu coi một bộ phim là một bữa ăn, giai đoạn tiền kỳ có thể được coi là giai đoạn chọn nấu món gì, giai đoạn sản xuất là mua và sơ chế nguyên liệu còn giai đoạn hậu kỳ là nấu các nguyên liệu đang có, nêm nếm gia vị để tạo nên các món cho một bữa ăn hoàn chỉnh.
Để mang đến cho khán giả một bộ phim hoặc video có chất lượng, các nhà sáng tạo nội dung phải đi qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn tiền kỳ: Xoay quanh quá trình tìm, xây dựng và phát triển ý tưởng, soạn kịch bản, tạo tiền đề cho việc quay hay dựng phim. Đây cũng là giai đoạn mà nhà đoàn làm phim thiết kế nhân vật, tuyển chọn diễn viên hoặc tạo hình nhân vật đối với phim hoạt hình.
- Giai đoạn sản xuất: Chủ yếu là việc quay phim (live-action) hoặc dựng graphic và mô hình (hoạt hình). Đây là giai đoạn tạo nên tất cả các thước phim gốc (raw).
- Giai đoạn post production: Đây còn được gọi là giai đoạn hậu kỳ hay hậu sản xuất.
>> Xem thêm: Các thông tin tuyển dụng thiết kế hấp dẫn, phù hợp năng lực của từng ứng viên
Post production là gì?
Nó là giai đoạn làm phim diễn ra ngay sau khi công việc quay hoặc dựng phim đã hoàn thành. Đây là giai đoạn tốn thời gian và mang tính quyết định nhất tới chất lượng của bộ phim hay video thành phẩm.
Ví dụ: với một video mất khoảng 1-2 ngày để quay, giai đoạn hậu kỳ sẽ mất khoảng 5-7 ngày, tùy vào tốc độ của đội ngũ hậu kỳ và yêu cầu cũng như mức độ chất lượng của sản phẩm cuối.
Nói cách khác, post production chính là giai đoạn chỉnh sửa các vật liệu âm thanh và hình ảnh sau quá trình sản xuất để tạo nên một sản phẩm phim ảnh hoàn thiện. Đội ngũ hậu kỳ sẽ:
- Cắt ghép các thước phim vào với nhau
- Thêm hiệu ứng hình ảnh
- Lồng ghép hiệu ứng âm thanh hay âm nhạc
- Các kỹ thuật chỉnh sửa
- Biên tập phim ảnh khác
Tất cả sẽ tạo nên một bộ phim hay video có tính nghệ thuật, cuốn hút và tạo cảm xúc cho người xem.
>> Xem thêm: Nắm bắt các kiến thức về khái niệm thiết kế TẠI ĐÂY
Các công việc cần làm trong post production
- Chỉnh sửa hình ảnh: Các thước phim được đưa vào một hệ thống chỉnh sửa và biên tập và đội ngũ hậu kỳ sẽ cắt ghép các thước phim hay phân cảnh dựa theo tầm nhìn, hướng dẫn và giám sát chặt chẽ từ đạo diễn.
- Chỉnh sửa âm thanh: Âm thanh trong phim cũng quan trọng ngang hình ảnh vì âm thanh có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc của người xem khi nhìn vào một cảnh phim.
- Lồng ghép âm nhạc: Để tăng hiệu ứng cho nội dung phim, tạo hình ảnh cho bộ phim trong lòng khán giả và cũng là một hình thức quảng cáo hoặc nhiều bài hát hoặc bản nhạc sử dụng làm nhạc nền.
- Tạo và ghép hiệu ứng hình ảnh: Các kỹ thuật viên và thiết kế đồ họa phân tích các cảnh phim cần sử dụng hiệu ứng hình ảnh đặc biệt và sử dụng các phần mềm máy tính để tạo và lồng ghép các hiệu ứng đó vào phim.
- Hòa âm: Khi tất cả các track âm thanh đã được hoàn thiện, biên tập viên hòa âm sẽ điều chỉnh từng loại âm thanh trong phim theo từng cảnh một để đảm bảo không âm thanh nào quá lớn, quá nhỏ, khó nghe hay làm mất đi tính thẩm mỹ.
- Chỉnh màu sắc: Biên tập viên chuyên về chỉnh màu sẽ có những điều chỉnh cụ thể về tông màu, ánh sáng, sắc thái của các thước phim để tạo hiệu ứng và cảm xúc cho phim.
- Tạo đồ họa đặc biệt: Các chi tiết đồ họa đặc biệt như tiêu đề phim, danh đề, phụ đề trong phim phải được tạo và lồng vào phim một cách phù hợp.
Trên đây là bài viết tổng hợp tương đối đầy đủ về khái niệm post production. Bạn chắc hẳn đã hiểu rõ post production là gì cũng như 1 số điều thú vị xoay quanh giai đoạn hậu kỳ này đúng không nào? Hi vọng chúng sẽ là những kiến thức bổ ích dành cho bạn!
>> Xem thêm: Tạo CV ứng tuyển nhân viên kinh doanh phù hợp cho ứng viên đã có kinh nghiệm đang ứng tuyển ở vị trí tương đương
Bài viết liên quan