Material Design là gì? Nét nổi bật của phong cách thiết kế này
Material Design là 1 phong cách thiết kế với đặc điểm: các lớp nội dung xếp chồng lên nhau. Đọc tiếp để hiểu rõ hơn material design là gì nhé!
- Name card là gì? Những yếu tố cần có của một name card
- Visual Design là gì? Công việc cụ thể của 1 Visual Designer
Material Design là gì?
Material Design là một phong cách thiết kế áp dụng cho thiết kế ứng dụng smartphone. (Bạn cũng có thể đọc thêm về định nghĩa Material Design là gì trên Wikipedia TẠI ĐÂY). Nó là sản phẩm được tạo ra bởi tập đoàn Google và ra mắt người dùng lần đầu tiên vào năm 2014. Nét đặc trưng của Material Design là nội dung được phân thành các lớp xếp chồng lên nhau. Nó được xem là phiên bản hoàn hảo hơn của Flat Design tức “Thiết kế phẳng”.
Material Design thường là những sản phẩm có đường nét đơn giản nhưng lại dùng những gam màu rất nổi bật, đặc biệt hơn cả phong cách này tận dụng yếu tố đồ họa để tạo nên hiệu ứng 3D cho giao diện. Menu hay các nút đều tạo cảm giác tự nhiên, sống động nên được yêu thích so với “người anh” Flat Design của nó.
>> Xem thêm: Các mức lương hấp dẫn nhất hiện nay dành cho vị trí tuyển dụng kế toán trưởng ở Hồ Chí Minh
Những đặc trưng của phong cách Material Design
Tiếp nối phần khái niệm thiết kế Material Design là gì, chúng ta cùng tìm hiểu về những đặc trưng của phong cách thiết kế này nhé!
- Dùng những gam màu nổi bật nhưng vẫn có một tông màu chủ đạo
- Icon được thiết kế tối giản
- Giao diện phẳng, không có hoặc có rất ít hiệu ứng đổ bóng hay chuyển màu
- Tận dụng các khoảng trắng để giao diện nhìn thoáng hơn
- Hiệu ứng tự nhiên, sống động
3 yếu tố không thể thiếu của material design
Để tạo ra 1 sản phẩm đúng chuẩn phong cách Material Design thì chúng ta không thể bỏ qua 3 yếu tố cơ bản dưới đây:
- Không gian: Muốn sản phẩm có chiều sâu thì người làm designer phải biết cách điều chỉnh ánh sáng sao cho thích hợp nhất, tạo ra người nhìn cảm giác sản phẩm ấy chứa cả một không gian ở bên trong nó vậy.
- Ánh sáng: Designer phải sử dụng kết hợp 2 loại nguồn sáng, đó là nguồn sáng trực tiếp và ánh sáng môi trường. Nguồn sáng trực tiếp sẽ khiến hiệu ứng đổ bóng sắc nét, rõ ràng hơn còn ánh sáng môi trường có tác dụng tạo viền bóng nhẹ xung quanh sản phẩm.
- Material: Material chính là các mặt phẳng xếp chồng lên nhau. Mỗi Material là một nội dung và nó đều được thiết kế theo phong cách Flat Design.
Lợi ích mà Material Design mang lại
Không phải ngẫu nhiên mà Material Design lại nhận được sự ủng hộ và yêu thích lớn đến thế từ cộng đồng người dùng smartphone. Lý do là vì nó mang đến những giá trị tuyệt vời sau đây!
Tạo nên trải nghiệm đồng bộ
Ưu điểm lớn nhất của Material Design là nó tập trung vào một hệ thống nền duy nhất, vì vậy người dùng sẽ có được những trải nghiệm đồng bộ khi sử dụng sản phẩm được thiết kế theo phong cách này. Material Design có thể áp dụng vào nhiều loại thiết bị khác nhau nhưng đối tượng chính của nó vẫn là thiết bị di động hay nói chính xác hơn là các sản phẩm smartphone.
Với những người sử dụng smartphone, đặc biệt những ai chuyên sử dụng hệ điều hành Android thì Material Design thật sự là ứng dụng hoàn hảo dành cho họ! Dù là khi sử dụng chuột, bàn phím hay màn hình cảm ứng thì người dùng đều được trải nghiệm sự đồng bộ tuyệt đối!
>> Xem thêm: Những tiêu chí để đánh giá chính xác về một Influencer
Ứng dụng hoàn hảo khiến người dùng không có gì chê trách
Các ứng dụng của Material Design thường được yêu thích và sử dụng nhiều cũng bởi người dùng chẳng thể tìm ra điểm gì đáng chê trách từ nó. Màu sắc sinh động và rực rỡ tạo ra năng lượng tích cực cho người dùng khi họ nhìn vào. Các hiệu ứng vô cùng tự nhiên mà không kém phần mượt mà khiến cho việc sử dụng sản phẩm cực kỳ dễ dàng và tiện lợi.
Trên đây là bài viết tổng hợp về Material Design của chúng tôi. Bạn đã hiểu rõ khái niệm Material Design là gì, điểm đặc trưng cũng như những lợi ích mà nó mang lại. Hi vọng đây sẽ những kiến thức hữu ích dành cho bạn đang trong quá trình ứng tuyển việc làm thiết kế!
Bài viết liên quan