Mách bạn tips viết CV kiến trúc sư “nhanh như chớp”
Ngày nay, khi xã hội hiện đại và phát triển, nhu cầu người dân muốn xây dựng nhà có không gian nhà ở đẹp, thoải mái ngày càng nhiều, nên việc thiếu hụt nhân sự của ngành kiến trúc hàng năm là rất lớn. Để có thể thành công “đậu” vào vị trí kiến trúc sư, thì một “vật bất ly thân” không thể thiếu đó là CV xin việc. Nếu vẫn còn loay hoay tìm cách viết CV kiến trúc sư như thế nào? Thì bài viết dưới đây là dành cho bạn.
CV xin việc ngành kiến trúc sư là gì?
CV xin việc ngành kiến trúc sư là một bản tóm tắt những thông tin quan trọng của một ứng viên, được thể hiện rõ các thông tin quan trọng như: thông tin cá nhân, trình độ học vấn, kinh nghiệm, chức danh ứng tuyển,….Dựa vào đó, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được năng lực, phẩm chất và khả năng phù hợp của ứng viên với vị trí họ đang tuyển là đến đâu.
Xem thêm: Quy trình tuyển dụng kiến trúc sư chuyên nghiệp nhất
Tips viết CV xin việc kiến trúc sư siêu đơn giản
Để viết CV xin việc kiến trúc sư, ứng viên cần đảm bảo các thông tin sau:
Xem thêm: Thiết kế nội thất là gì? Đôi điều về ngành thiết kế nội thất
Thông tin cá nhân
Mục thông tin cá nhân rất quan trọng, bất kỳ CV của ngành nghề nào cũng không được bỏ qua. Nên đặt mục này ở đầu của CV và điền đầy đủ các thông tin như:
- Họ tên
- Chức danh ứng tuyển
- Ngày sinh
- Địa chỉ
- Số điện thoại
- Ảnh chụp chân dung
- …..
Thông tin cung cấp cần chính xác, bởi đây sẽ là căn cứ để nhà tuyển dụng có thể liên lạc lại được với bạn nếu họ cảm thấy ứng viên phù hợp với vị trí công việc. Phần này không yêu cầu quá cao, nhưng phải đảm bảo được sự ngắn gọn, cô động, tránh liệt kê các lý lịch lan man không đúng trọng tâm.
Mục tiêu nghề nghiệp
Tại phần này, ứng viên cần nêu rõ 2 phần là mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Chỉ nên tóm tắt gọn trong khoảng 3 – 5 dòng, do tính chất công việc của kiến trúc sư, ứng viên nên trình bày càng thể hiện sự sáng tạo, mới mẻ càng tốt. Ngoài ra, hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy niềm đam mê của bạn với công việc.
Lưu ý: Mục tiêu không nên viết quá xa vời với khả năng thực tế, cần dựa vào tình hình thực tế của công ty bạn apply vào để đưa ra mục tiêu phù hợp nhất.
Kinh nghiệm làm việc
Với ứng viên có kinh nghiệm
Do tính chất đặc thù công việc của kiến trúc sư, luôn cần sự chủ động tìm tòi học hỏi từ những điều thực tế mới vỡ ra nhiều điều và tự thu thập các kinh nghiệm cho bản thân, nên rất ít ai ngồi chia sẻ hết những kiến thức họ có được cho bạn, đó cũng là lý do mà hầu hết các nhà tuyển dụng đều mong muốn tuyển những người đã có kinh nghiệm.
Đối với ứng viên đã có kinh nghiệm, chỉ cần điền đầy đủ:
- Vị trí đảm nhận là gì?
- Làm việc ở đâu?
- Thời gian bao lâu?
- Đã làm qua các dự án thiết kế nào?
- Thành tích trong công việc
- …..
Đối với các kiến trúc sư, hầu như nhảy việc, chuyển việc trong thời gian ngắn là khá ít, họ thường gắn bó với công ty ít nhất một vài năm. Vì vậy, bạn không nên quá lo lắng nếu có ít nơi làm việc để ghi, chỉ cần bạn có khoảng từ 2 -3 kinh nghiệm, cũng đã thuyết phục được nhà tuyển dụng rồi.
Với ứng viên chưa có kinh nghiệm
Trên thực tế, các công ty hiện nay đều tuyển nhân sự ở vị trí kiến trúc sư đều phải có từ 1 – 2 năm kinh nghiệm trở lên, nhưng cũng khá khó khăn đối với những bạn chỉ chăm chỉ học tập, ít năng động xin làm thêm từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Để có thể điền được kinh nghiệm, ứng viên có thể:
- Thay thế bằng thông tin đi thực tập ở vị trí có liên quan
- Các hoạt động tham gia vào dự án thiết kế khi còn là sinh viên
- Kể về các công việc có liên quan như: làm thêm, làm đồ án,….
- Gửi kèm portfolio có chứa những mẫu tự thiết kế, các ý tưởng của ứng viên
Thông tin dù ít và ngắn, chưa thực sự nổi bật, nhưng cũng giúp một phần rất lớn để ứng viên thu hút nhà tuyển dụng qua CV, bởi họ nhìn thấy được ý chí quyết tâm và sự cố gắng của ứng viên.
Trình độ học vấn
Ở mục trình độ học vấn, ứng viên cần nêu rõ:
- Trường đại học
- Ngành theo học
- Thời gian bạn theo học
Để thi đỗ và theo học ngành nghề này không phải dễ dàng, vì vậy ứng viên khi sở hữu tấm bằng loại giỏi ở trường đại học có tiếng với ngành nghề liên quan đến vị trí nhà tuyển dụng sẽ là lợi thế rất lớn so với các đối thủ khác, họ sẽ có niềm tin hơn vào năng lực, trình độ chuyên môn của ứng viên.
Đối với các ứng viên trái ngành nhưng đã có kinh nghiệm trong nghề thì cần “show” ra cho nhà tuyển dụng thấy, vì đó chính là chìa khóa giúp bạn có cơ hội ứng tuyển thành công vị trí mong muốn.
Kỹ năng
Tại mục kỹ năng, tùy vào từng vị trí cụ thể sẽ có các yêu cầu về kỹ năng khác nhau, nhưng nhìn chung một kiến trúc sư sẽ cần trang bị các kỹ năng cơ bản sau đây:
- Thành thạo khả năng tin học văn phòng cơ bản như: Excel, Word,….
- Sử dụng thành thục các phần mềm chuyên ngành như: Plaxis, Sketchup, Autocad, Revit, Safe, Etabs…
- Có khả năng ngoại ngữ tốt
- Có khả năng chịu được áp lực công việc cao
- Kỹ năng giải quyết tình huống
- Khả năng tiếp thu công nghệ mới
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Có chí cầu tiến, chăm chỉ, ham học hỏi,….
- …..
CV kiến trúc sư cần lưu ý những điểm nào?
Một bản CV kiến trúc rất cần sự nổi bật và sáng tạo, càng bắt mắt sẽ càng thu hút được nhà tuyển dụng. Ngoài ra, ứng viên cũng cần lưu ý những điểm sau để CV không xảy ra sai sót:
Xem thêm: Maket là gì? Vai trò quan trọng của Maket trong thiết kế
- Tại phần mục tiêu nghề nghiệp, cần liệt kê đầy đủ các kỹ năng liên quan nhất đến lĩnh vực ứng tuyển, tránh lan man lạc đề.
- Tại mục kinh nghiệm làm việc, cần liệt kê gắn liền với thời gian và vị trí làm việc. Nên đưa các con số cụ thể sẽ mang tính thuyết phục hơn.
- Do tính chất công việc cần nhiều sự sáng tạo, nên một bản CV không nên trình bày quá đơn sơ, cần tận dụng màu sắc đồng bộ trong thiết kế mẫu CV, bố cục đầy đủ, gọn gàng, làm nổi bật được cá tính cá nhân.
Các mẫu CV kiến trúc sư thu hút nhà tuyển dụng
Để thuận tiện trong việc tạo một bản CV trong “phút mốt” hãy cùng tham khảo các mẫu CV có sẵn dưới đây nhé:
Mẫu 1
Mẫu 2
Trên đây là các thông tin xoay quanh cách viết CV kiến trúc sư, mong rằng với những hướng dẫn chi tiết của News.timviec, bạn sẽ dễ dàng thiết kế một bản CV cho riêng mình mà không tốn quá nhiều thời gian. Hãy bắt tay vào thực hiện ngay để tìm kiếm cho mình một cơ hội việc làm hấp dẫn nhất nhé. Chúc bạn thành công!
Bài viết liên quan