Thiết kế bìa sách thế nào cho đẹp? Ghi ngay một vài “bí kíp”
Thiết kế bìa sách là một khâu rất quan trọng. Một bìa sách đẹp và đủ thu hút sẽ khiến người đọc chú ý và háo hức tìm hiểu nội dung bên trong của sách.
- Tự học thiết kế đồ họa và “tất tần tật” những điều cần lưu ý
- Thiết kế đồ họa có cần vẽ đẹp không? Đi tìm câu trả lời hợp lý
Mặc dù ngạn ngữ có câu “Đừng đánh giá sách qua bìa”, bìa sách vẫn là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất để thu hút người đọc đến với một cuốn sách. Một bìa sách được thiết kế đẹp, bộc lộ được điểm cuốn hút của nội dung hay kích thích được trí tò mò của người nhìn sẽ góp phần rất lớn tới sự phổ biến của cuốn sách đó. Vậy có những yếu tố nào chi phối việc làm bìa sách và khi thiết kế cần lưu ý những điều gì?
Bố cục của bìa sách gồm những phần nào?
Nếu việc làm bìa sách có thể được coi đơn giản là việc tô vẽ, trang trí cho bìa sách được đẹp và nổi bật thì người thiết kế trước hết phải nắm rõ được bố cục của bìa sách. Bìa sách thường được chia thành 3 phần: bìa trước (bìa mặt), bìa sau (bìa lưng) và gáy sách.
Bìa trước
Bìa trước là thứ đầu tiên mà người đọc nhìn vào một cuốn sách. Tiêu đề sách và tên tác giả là điều không thể thiếu ở bìa trước. Đi kèm là các loại hình, tranh ảnh minh họa và một vài dòng phụ đề lướt qua về điểm nổi bật của nội dung, tên nhà xuất bản hay một số thành tựu mà cuốn sách đó đã đạt được.
Ví dụ như biểu tượng chứng nhận top-seller hay lời giới thiệu liên kết tác phẩm đó tới một tác phẩm khác hay bộ một phim chuyển thể,… Bìa trước thường chứa đựng các thông tin ngắn gọn, dễ nhận dạng, mang tính kích thích trí tò mò của người đọc.
Tham khảo thêm: Thông tin tuyển dụng nhân viên thiết kế đồ họa mới nhất với mức lương hấp dẫn.
Bìa sau
Nếu bìa trước được coi là chiếc “nam châm” đầu tiên lôi kéo sự chú ý của người đọc tiềm năng thì bìa sau là chiếc “mỏ neo” có thể khiến người đọc khó có thể cưỡng lại việc mua hay mở cuốn sách ra đọc thử. Điểm quan trọng nhất nằm ở bìa sau của sách chính là một vài dòng mô tả hay trích dẫn nội dung của cuốn sách, vừa đủ chi tiết để người đọc có thể biết được cuốn sách viết về chủ đề hay nội dung gì, đồng thời kích thích trí tò mò của người đọc khiến họ muốn tìm hiểu thêm.
Ngoài một đoạn mỏ tả nội dung ngắn, bìa sau của sách cũng nên bao gồm ảnh chân dung và vài lời giới thiệu về tác giả. Đôi khi phần thông tin này được in ở mặt trong của bìa trước hoặc bìa sau, vừa để tạo thêm không gian cho mặt ngoài, vừa để “kích thích” người đọc mở sách ra và lướt qua vài trang. Các độc giả luôn muốn biết về tác giả của cuốn sách mà họ muốn đọc và những thông tin cơ bản về tác giả có thể tăng sự cuốn hút của cuốn sách.
Ngoài ra, bìa sau cũng phải dành không gian cho mã vạch và mã QR (nếu có) của cuốn sách cùng mã số ISBN. Bìa sau của sách cũng có thể in một vài lời đánh giá sách từ các nguồn đánh giá có danh tiếng, logo của công ty sở hữu cuốn sách (nếu có), logo của các nhà bảo trợ và tên của nhà xuất bản.
Khám phá ngay các mẫu cv word mới đẹp mắt gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Gáy sách
Đối với những cuốn sách dày (hơn 100 trang), gáy sách cũng là một không gian có thể được sử dụng để trang trí. Các nội dung có thể được in lên phần gáy sách bao gồm tiêu đề, tên tác giả, các logo hoặc biểu tượng của cuốn sách nếu có. Những nội dung in trên gáy sách phải đảm bảo dễ đọc, dễ nhận diện và có sự nổi bật nhất định vì không phải lúc nào mặt trước của sách cũng được trưng bày ra ngoài.
Một số mẹo nhỏ khi làm bìa sách
Nếu bạn yêu thích và muốn theo đuổi công việc thiết kế bìa sách thì chắc hẳn không ít lần bạn tự hỏi phải làm sao để có thể thiết kế ra những bìa sách vừa đẹp vừa ấn tượng, đúng không nào? Vậy thì chúng tôi sẽ “bật mí” cho bạn một vài bí quyết hay ho nhé!
- Khi thiết kế, hãy đặt mình vào vị trí của độc giả! Những chi tiết trên bìa như kiểu chữ dùng cho tiêu đề, hình ảnh minh họa, các chi tiết trang trí,…phải mang đến cho bất cứ ai nhìn vào bìa sách một cảm xúc tương tự như khi họ đang đọc nội dung cuốn sách đó vậy.
- Trước khi bắt đầu quá trình thiết kế, người thiết kế phải nắm rõ nội dung, mục đích của cuốn sách và đối tượng độc giả tiềm năng của cuốn sách đó. Tham khảo khoảng 10-20 cuốn sách thành công nhất cùng thể loại để hình dung được những điểm mấu chốt khi thiết kế bìa cho sách thuộc thể loại đó.
Đừng bỏ lỡ: Cơ hội tìm kiếm việc làm tại các công ty hàng đầu với mức lương hấp dẫn. Khám phá ngay!
- Tránh đi theo lối mòn, sáo rỗng, ví dụ như sách về tình yêu phải có màu hổng, màu đỏ hay sách truyện kinh dị phải có cảnh máu me, ma quỷ. Tránh việc sử dụng các hình ảnh hay hiệu ứng gây sốc, trừ khi đối tượng độc giả sẵn sàng đón nhận.
- Làm việc chặt chẽ với tác giả, tìm hiểu về những ý tưởng của tác giả, các chi tiết hay hình ảnh tâm đắc hay đặc biệt nhất của tác giả trong cuốn sách đó để mở lối cho các thiết kế khác nhau.
- Tìm hiểu kĩ về kích thước, chất liệu và kiểu bìa tác giả và nhà xuất bản muốn sử dụng cho cuốn sách để có thể đưa ra được thiết kế có tính thẩm mỹ và tính áp dụng thực tế cao. Một thiết kế đẹp nhưng việc in ấn hay áp dụng quá khó hoặc quá đắt đỏ là một thiết kế không hiệu quả.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi xoay quanh vấn đề thiết kế bìa sách. Bạn hẳn đã hiểu rõ bố cục thông thường của một bìa sách và các bí quyết thiết kế sao cho có thể thành công thu hút độc giả. Chúc bạn tạo ra được thật nhiều bìa sách đẹp và ấn tượng nhé!
Tham khảo: Mách bạn: Tips viết CV kiến trúc sư “nhanh như chớp” 2022
Bài viết liên quan