Tìm việc thiết kế nội thất: Cách vượt qua các câu hỏi nhạy cảm

09/07/2019 11:07 AM    |    Tìm việc   >  Bí kíp thiết kế

Công việc thiết kế nội thất hiện nay đã và đang là một ngành nghề được rất nhiều các bạn trẻ. Tuy nhiên, một cửa ải mà các ứng viên tuyển dụng thiết kế nội thất rất lo ngại đó là buổi phỏng vấn xin việc. Vậy làm thế nào để có thể vượt qua ải phỏng vấn

Bằng những câu trả lời một cách hết sức thông minh, buổi phỏng vấn tìm việc thiết kế nội thất của bạn sẽ diễn ra một cách trơn tru với kết quả thuận lợi nhất cho bạn. Dưới đây là một vài cách trả lời thông minh dành cho những câu hỏi nhạy cảm của nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn

Bạn có thể giới thiệu một chút về bản thân mình

Đừng giới thiệu quá dài dòng, đi vào chi tiết luôn

Đừng giới thiệu quá dài dòng, đi vào chi tiết luôn (Nguồn: Internet)

Không chỉ đối với buổi phỏng vấn tìm việc thiết kế nội thất, đây là câu hỏi gần như tất cả các nhà tuyển dụng đều hỏi ứng viên. Với câu hỏi này, bạn nên nói một các ngắn gọn về trình độ học vấn, bằng cấp. Nếu như bạn đã là ứng viên tìm việc thiết kế nội thất có kinh nghiệm, hãy đề cập một chút về những gì bạn đã từng trải qua tại những công việc trước đó

Tuyệt đối không nên nói quá nhiều tới các thông tin về cá nhân của bản thân ứng viên. Trong một buổi phỏng vấn tìm việc thiết kế nội thất, nhà tuyển dụng không muốn nghe thêm một thông tin nào khác ngoài các thông tin về kinh nghiệm làm việc cũng như định hướng nghề nghiệp của ứng viên

Bạn biết gì về vị trí mình đang ứng tuyển

Đây là câu hỏi mà nhà tuyển dụng tìm việc thiết kế nội thất muốn kiểm tra sự quan tâm của ứng viên tới nơi làm việc cũng như vị trí ứng tuyển của ứng viên. Do vậy, một điều mà ứng viên cần phải đặc biệt chú ý trước khi tới với buổi phỏng vấn đó là việc tìm hiểu tất cả các thông tin về doanh nghiệp, vị trí mà ứng viên muốn tham gia tuyển dụng. Những thông tin này các ứng viên tìm việc thiết kế nội thất hoàn toàn có thể tìm thấy thông qua các kênh truyền thông khác nhau như: website, fanpage facebook của doanh nghiệp, cũng như tìm hiểu qua người quen hiện đang làm việc tại doanh nghiệp (nếu có)

Tìm hiểu trước về công ti bạn muốn ứng tuyển

Tìm hiểu trước về công ti bạn muốn ứng tuyển (Nguồn: Internet)

Bên cạnh đó, các ứng viên tìm việc thiết kế nội thất cũng nên tới với buổi phỏng vấn trước đó khoảng 15 phút để có đủ thời gian chỉnh trang lại ngoại hình và quan sát môi trường làm việc của công ti, của doanh nghiệp để từ đó có thể đưa ra cho mình những chiến thuật trả lời phù hợp nhất

Mong muốn của bạn dành cho công việc mới là gì

Với câu hỏi này, các ứng viên tìm việc thiết kế nội thất hãy cố gắng trả lời một cách chân thành nhất có thể. Nếu như bạn đang là sinh viên vừa mới ra trường,  bạn có thể nói một vài mong muốn của mình với công việc mới như: được nâng cao kĩ năng của bản thân; được làm việc cùng người có chuyên môn để hoàn thiện những mặt thiếu sót…

Còn nếu như bạn đã là người đi làm và có kinh nghiệm ở một vài nơi, đừng ngần ngại trao đổi với nhà tuyển dụng tìm việc thiết kế nội thất về những điều bạn mong muốn như: mức thu nhập tốt, cơ hội thăng tiến trong nghề, được tôn trọng từ cấp trên và đồng nghiệp… Nhà tuyển dụng sẵn sàng lắng nghe và sẽ quyết định có nhận bạn vào làm hay không sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào độ phù hợp giữa mục tiêu nghề nghiệp của bản thân ứng viên tìm việc thiết kế nội thất và doanh nghiệp

>> Xem thêm: Việc làm nhân viên kế toán tại thành phố Hồ Chí Minh cho người chưa có kinh nghiệm

Bạn muốn mức lương bao nhiêu cho công việc

Những vấn đề được hỏi có liên quan đến chuyện tiền bạc luôn là những câu hỏi rất khó để trả lời. Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn ứng viên tìm việc thiết kế nội thất cần phải định giá được chính xác mình đáng giá bao nhiêu.

Các ứng viên tìm việc thiết kế nội thất nên cân nhắc kĩ lưỡng trước khi trả lời. Nếu như bạn là sinh viên mới ra trường, có thể trả lời như sau: Do hiện nay em đang là sinh viên mới ra trường nên kinh nghiệm vẫn còn chưa có nhiều. Công ti có thể trả em một mức thu nhập phù hợp với năng lực của bản thân cũng như những thành quả công việc mà em có thể hoàn thiện. Còn đối với một ứng viên đã có kinh nghiệm, bạn có thể tự đề xuất một mức thu nhập bạn thấy phù hợp và xứng đáng với những gì bạn bỏ ra cho công việc.

Trả lời một cách chân thành cũng nhận được rất nhiều điểm cộng từ nhà tuyển dụng

Trả lời một cách chân thành cũng nhận được rất nhiều điểm cộng từ nhà tuyển dụng (Nguồn: Internet)

Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ti cũ

Đối với câu hỏi này, các ứng viên tìm việc thiết kế nội thất nên thành thật trình bày những lí do khiến bạn không tiếp tục làm việc ở công ti cũ. Nếu đó có là một sai lầm khiến bạn bị sa thải thì cũng nên nói ra và có thể đề cập một chút tới cách bạn đã sử dụng để giải quyết tàn dư của vấn đề.

Ngoài ra, các ứng viên tìm việc thiết kế nội thất có thể đề cập một chút những lí do cho nhà tuyển dụng thấy rõ được quan điểm của bản thân rằng đang muốn tìm kiếm một cơ hội tốt hơn để khẳng định mình. Dù cho bất cứ lí do này, hãy chân thành nhất trong câu trả lời của bản thân, điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn

Bạn sẽ gắn bó với công ti trong bao lâu

Nếu như trả lời không khéo, các ứng viên tìm việc thiết kế nội thất rất dễ bị gắn mác không thật lòng. Khi chưa biết công việc trong tương lai như thế nào thì không thể có căn cứ mà xác định được một khoảng thời gian gắn bó cụ thể

Đừng nói những điều không thật khi phỏng vấn

Đừng nói những điều không thật khi phỏng vấn (Nguồn: Internet)

Các ứng viên tìm việc thiết kế nội thất hoàn toàn có thể sử dụng các câu trả lời khéo léo như sau: Tôi rất sẵn sàng gắn bó công việc nếu cả hai đều hài lòng hoặc Tôi sẽ thể hiện hết khả năng của mình nếu công việc của đôi bên đều thuận lợi.

>> Tham khảo: Mẫu CV xin việc bán hàng siêu thị có sẵn miễn phí, chuyên nghiệp

Bạn có câu hỏi gì cho chúng tôi không

Tưởng chừng đây là một câu hỏi rất vu vơ nhưng nhà tuyển dụng sẵn sàng loại thẳng tay ứng viên tìm việc thiết kế nội thất dù có tài năng đến đâu. Đây là một câu hỏi nhằm kiểm chứng hơn nữa mức độ quan tâm của ứng viên dành cho công việc mà họ có thể sẽ được nhận trong tương lai. Hãy hỏi nhiều nhất có thể, mặc dù những câu hỏi đó hoàn toàn không liên quan tới công việc mà bạn đang ứng tuyển.

Bên cạnh những câu hỏi phỏng vấn khá nhạy cảm như trên thường hay xuất hiện trong buổi phỏng vấn, ở một số buổi phỏng vấn tìm việc thiết kế nội thất, nhiều nhà tuyển dụng có thể lồng ghép thêm một số câu hỏi về kiến thức chuyên ngành nhằm thử thách ứng viên. Thậm chí ở một số đơn vị tuyển dụng tìm việc thiết kế nội thất sẽ có hẳn một vòng phỏng vấn các kiến thức chuyên ngành riêng biệt dành cho ứng viên với một số câu hỏi như sau:

Tố chất của một người thiết kế nội thất là gì

Nói cho chúng tôi biết một vài phần mềm thiết kế bạn sử dụng thành thạo

Theo bạn, đâu là kĩ năng không thể thiếu của một nhà thiết kế nội thất

Nguyên tắc vàng của một bản thiết kế là gì

Nắm chắc kiến thức chuyên ngành trước khi đi phỏng vấn

Nắm chắc kiến thức chuyên ngành trước khi đi phỏng vấn (Nguồn: Internet)

Kể cho tôi nghe một tình huống khách hàng không hài lòng về bản thiết kế của bạn và cách bạn giải quyết tình huống đó

Nếu như có một người chủ quán cà phê yêu cầu bạn lên ý tưởng thiết kế nội thất cho một quá cà phê với đối tượng khách hàng là người trẻ, vừa là người đi làm và có gia đình. Bạn sẽ xử lí như thế nào

Theo bạn, yếu tố phong thủy có liên quan thế nào tới bài trí nội thất

Để có thể trả lời được các câu hỏi phỏng vấn tìm việc thiết kế nội thất này, hay thậm chí vượt được qua vòng phỏng vấn chuyên ngành. Chỉ có một cách duy nhất mà các bạn có thể làm được đó là phải nắm vững những kiến thức đã được học từ trên giảng đường đại học

Xem thêm:

Đây là một vài câu hỏi phỏng vấn khá nhạy cảm cũng như những câu hỏi chuyên ngành khi đi phỏng vấn tìm việc thiết kế nội thất. Các câu hỏi này không chỉ dành riêng cho thiết kế nội thất mà còn cho mọi lĩnh vực. Do vậy, một điều không thể thiếu khi đi phỏng vấn tìm việc thiết kế nội thất đó là sự tự tin và chân thành của ứng viên.

Nguồn: https://timviecthietke.com

Minh Anh Nguyen

Tags:

Bài viết liên quan

Tìm hiểu khái quát về sự khác biệt của phần mềm AI là gì

Tìm hiểu khái quát về sự khác biệt của phần mềm AI là gì

Sự khác biệt của phần mềm AI là gì? Có rất nhiều những điểm làm nên sự khác biệt của...

4 kỹ năng mềm chủ chốt bạn cần có để thành công hơn​

4 kỹ năng mềm chủ chốt bạn cần có để thành công hơn​

Dưới đây là các kỹ năng mềm cần thiết không bao giờ lỗi thời: 1. Kỹ năng giao tiếp​ Đây là kỹ...

Cách cải thiện kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả trong công việc

Cách cải thiện kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả trong công việc

Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả là một yếu tố quan trọng trong việc đạt được thành công...

Bài đọc nhiều

Đánh giá một big idea lý tưởng dựa vào đâu?

Đánh giá một big idea lý tưởng dựa vào đâu?

Big idea cần phải độc đáoNội dung bài viếtBạn có thể giới thiệu một chút về bản thân mìnhBạn biết…

ISO 9001:2015 là gì? Bản chất và các yêu cầu?

ISO 9001:2015 là gì? Bản chất và các yêu cầu?

Tiêu chuẩn ISO 9001 là gì?Nội dung bài viếtBạn có thể giới thiệu một chút về bản thân mìnhBạn biết…

Digital Art là gì? Ưu điểm của Digital Art

Digital Art là gì? Ưu điểm của Digital Art

Bạn đã từng nghe tới Digital Art, thậm chí cũng đã từng xem một số tác phẩm của loại thể này, nhưng vẫn chưa…

Bài mới nhất

Thiết Kế Thời Trang: Cơ Hội Nghề Nghiệp và Cách Chuẩn Bị CV Ấn Tượng Để Ghi Điểm Với Nhà Tuyển Dụng

Thiết Kế Thời Trang: Cơ Hội Nghề Nghiệp và Cách Chuẩn Bị CV Ấn Tượng…

Nghề thiết kế thời trang là một lĩnh vực sáng tạo, hấp dẫn và thu hút nhiều người trẻ đam…

InDesign Dùng Để Làm Gì? Ứng Dụng Của InDesign Trong Thiết Kế Và Cách Tạo Mẫu CV Ấn Tượng

InDesign Dùng Để Làm Gì? Ứng Dụng Của InDesign Trong Thiết Kế Và Cách Tạo…

Adobe InDesign là một phần mềm thiết kế đồ họa chuyên nghiệp được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực…

UX Designer: Hành Trình Trở Thành Nhà Thiết Kế Trải Nghiệm Người Dùng Chuyên Nghiệp

UX Designer: Hành Trình Trở Thành Nhà Thiết Kế Trải Nghiệm Người Dùng Chuyên Nghiệp

Trong bối cảnh kỹ thuật số hiện nay, nghề UX designer (nhà thiết kế trải nghiệm người dùng) đang trở…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.