Pixel Art là gì? 2 kỹ thuật không thể thiếu khi sử dụng Pixel Art
Pixel Art là kiểu thiết kế cho phép bạn tạo ra và chỉnh sửa hình ảnh ở mức độ từng phần tử ảnh (pixel). Đọc tiếp để nắm được pixel art là gì nhé!
- Photoshop là gì? Lịch sử hình thành của Photoshop
- Typeface là gì? “Dân” thiết kế phân biệt typeface và font thế nào?
Đồ họa Pixel Art bắt nguồn từ những hạn chế trong việc hiển thị hình ảnh của máy tính thời sơ khai và đã trở thành một trong những phong cách thiết kế đồ họa phổ biến và được ưa chuộng nhất, ngay cả trong thời kì hiện đại với các hệ thống máy tính đầy mạnh mẽ. Vậy Pixel Art là gì? Và tại sao phong cách đồ họa Pixel Art lại được ưa chuộng đến như vậy?
Pixel Art là gì?
Pixel Art là một loại hình mỹ thuật kỹ thuật số, trong đó hình ảnh được tạo ra và chỉnh sửa ở quy mô từng phần tử ảnh (pixel) qua việc sử dụng các phần mềm chỉnh sửa đồ họa. Điểm mấu chốt làm nên Pixel Art là phong cách hiển thị hình ảnh đầy độc đáo với các phần tử ảnh riêng biệt được sử dụng như những viên gạch để xây dựng nên hình ảnh. Hiệu ứng có được từ việc xếp các phần tử ảnh bên cạnh nhau hoặc chồng lên nhau để tạo ra hình ảnh cũng tương tự như nghệ thuật khảm (mosaic art) hay nghệ thuật thêu chữ thập.
► Xem ngay: Thông tin tuyển dụng việc làm Bình Dương mới nhất dành cho ứng viên quan tâm
Lịch sử hình thành và phát triển của Pixel Art
Pixel Art đã tồn tại từ khi các phần mềm chỉnh sửa hình ảnh trên máy tính đầu tiên được tạo ra và những trò chơi điện tử đồ họa 2D đầu tiên được phát triển. Tuy nhiên, khái niệm thiết kế Pixel Art lần đầu được nhắc tới vào năm 1982 cho dù ý tưởng và lý thuyết của loại hình nghệ thuật này đã tồn tại trước đó 10 năm.
Vào thời kì sơ khai của máy tính điện tử vẫn chưa được thực sự nhìn nhận là một loại hình nghệ thuật mà được coi là một kỹ thuật để các nhà phát triển đồ họa có thể tạo ra các hình ảnh và hiển thị các hình ảnh đó bằng các hệ thống máy tính vẫn còn hạn chế về cả về phần mềm và phần cứng, đặc biệt là về mảng xử lý đồ họa.
Các card đồ họa thời đó chỉ có thể xử lý và hiển thị một số lượng pixel rất hạn chế, vì vậy các nhà lập trình viên phải thao tác với từng pixel để đảm bảo hình ảnh tổng quan đúng ý nghĩa. Đó là một quá trình làm việc đầy tỉ mỉ và khó khăn vì những hạn chế đã nêu ở trên, nhưng với những tiến bộ nhanh chóng của công nghệ máy tính, kỹ thuật thiết kế đồ họa này trở nên lỗi thời.
Tuy nhiên, với phong cách độc đáo và đầy hoài niệm, Pixel Art đang dần được ưa chuộng trở lại, đặc biệt là những những nhà phát triển trò chơi độc lập. Rất nhiều trò chơi điện tử hiện đại vẫn lấy Pixel Art làm kỹ thuật thiết kế đồ họa chính nhưng có sự tự do hơn nhờ các hệ thống máy tính hiện đại không còn bị giới hạn số lượng pixel nữa.
Không chỉ trò chơi điện tử, Pixel Art còn được rất nhiều nhà thiết kế đồ họa thích thú và áp dụng vào các mục đích thiết kế khác nhau, ví dụ như:
- Thiết kế giao diện người dùng cho các website
- Tạo các hình ảnh động (GIF)
- Biểu tượng cảm xúc (emoji)
- Ảnh đại diện (avatar)
► Tham khảo: Các trang tuyển dụng uy tín giúp doanh nghiệp tìm ứng viên hiệu quả
Pixel Art và 2 kỹ thuật thường dùng
Nhắc đến Pixel Art là người ta nhớ ngay đến 2 kỹ thuật, đó là: Dithering và Anti-aliasing.
Dithering
Thông thường, các màu sắc sử dụng cho các hình ảnh của Pixel Art đều khá hạn chế. Trong thời điểm mà Pixel Art vẫn còn mới mẻ, việc màu sắc bị giới hạn là do những hạn chế về hệ thống xử lý hình ảnh của máy console hoặc màn hình máy tính. Chính vì vậy mà một kỹ thuật đặc biệt được sử dụng với tên gọi là Dithering.
Dithering, giải thích theo một cách ngắn gọn là việc xếp chồng chéo các pixel mang hai màu sắc khác nhau để làm nên hiệu ứng pha màu , gây cảm giác hình ảnh có nhiều tông màu hơn, tạo sự pha trộn màu sắc sống động mà không thực sự phải cần dùng đến quá nhiều màu khác nhau. Có hai cách dithering cơ bản thường được sử dụng là xếp chồng chéo phần tử ảnh và phân phối mức độ dày mỏng của số lượng phần tử ảnh cùng một màu.
Anti-aliasing
Một kỹ thuật khác được sử dụng rất phố biến trong Pixel Art là khử răng cưa (anti-aliasing). Kỹ thuật này cho phép một vật thể hay hình ảnh dễ dàng hòa vào ảnh nền hoặc một vật thể khác. Tùy vào mục đích của người thiết kế đồ họa mà kỹ thuật này có thể được áp dụng ở các mức độ khác nhau,ví dụ như để các vật thể trong phần ảnh nền hòa hợp với nhau hơn hay để làm nổi bật một vật thể nào đó lên.
Trên đây là những thông tin chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn về pixel art. Bạn đã hiểu rõ pixel art là gì, quá trình phát triển của nó cùng với 2 kỹ thuật gắn liền với nó. Hi vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích dành cho bạn!
► Tham khảo thông tin, quy trình tuyển dụng tại VNG Corporation– Công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam hiện nay
Bài viết liên quan