Hệ màu CMYK là gì? Ứng dụng của nó trong đời sống hàng ngày
CMYK là tên bảng mã màu chuẩn trong thiết kế/mỹ thuật, gồm 4 màu gốc Cyan – Magenta – Yellow – Key. Đọc tiếp để hiểu rõ hơn hệ màu CMYK là gì nhé!
- Material Design là gì? Nét nổi bật của phong cách thiết kế này
- Flare là gì? Các loại flare thường gặp và cách hạn chế
Hệ màu CMYK là gì?
CMYK là tên bảng mã màu chuẩn trong ngành mỹ thuật/thiết kế, nó đôi khi cũng được gọi là hệu màu YMCK. CMYK thực chất là chữ viết tắt của 4 từ tiếng Anh: Cyan, Magenta, Yellow, Key tương đương với 4 màu trong tiếng Việt là xanh lơ, hồng sẫm, vàng và đen. Màu đen trong hệ màu CMYK được gọi là K – “Key” chứ không phải là B – “Black” là bởi vì chữ cái B đã trở thành đại diện cho màu Blue trong hệ màu RGB rồi. Người ta không muốn nhầm lẫn nên gọi màu đen là “Key”, tức là màu then chốt nhất của bảng màu.
Hệ màu CMYK được gọi là hệ màu hấp thụ ánh sáng cũng là vì nguyên lý hoạt động của nó chính là hấp thụ ánh sáng. Màu mà chúng ta thường nhòn thấy là xuất phát từ phần ánh sáng không bị hấp thụ mà ra. Nói một cách cụ thể hơn, CMYK hoạt động trên cơ chế những vật không tự phát ra ánh sáng mà phản xạ ánh sáng từ nguồn khác. Các máy in hiện đại thường sử dụng hệ màu CMYK để in màu cho các sản phẩm họ làm ra. Nói chung nếu bạn muốn in ấn sản phẩm gì thì nên chọn hệ màu CMYK.
>> Xem thêm: Cơ hội việc làm thiết kế dành cho các thiết kế viên tương lai
Hệ màu RGB là gì ?
Sau khi đã hiểu rõ hệ màu CMYK là gì thì chúng ta không thể bỏ qua một hệ màu khác được sử dụng nhiều không kém gì CMYK đó là hệ màu RGB. Không giống với CMYK, RGB là hệ màu cộng, tượng trưng cho các loại màu phát sáng. Các thiết bị điện tử chúng ta thường sử dụng trong đời sống hàng ngày như màn hình máy tính, laptop, TV… đều dùng hệ màu RGB này.
Bản thân chữ RGB chính là viết tắt của 3 từ tiếng Anh: “Red”, “Green” và “Blue”. Nó cũng nói lên 3 màu chính không thể thiếu của bảng màu này là đỏ, xanh lục và xanh lam. Nguyên lý hoạt động của hệ màu RGB là phát xạ ánh sáng. Với CMYK, bạn bắt đầu với màu trắng rồi sau đó mới thêm các màu khác. Còn RGB thì hoàn toàn ngược lại. Một ví dụ giúp bạn dễ hình dung chính là màn hình TV bạn hay xem hàng ngày.
Khi màn hình tắt thì nó tối đen, còn khi bạn bật màn hình lên thì các màu như đỏ, xanh lá, xanh dương mới được thêm vào cộng hưởng thêm với hiệu ứng tích lũy là màu trắng. Nhờ đó, TV mới có thể phát ra ánh sáng và hình ảnh. Hệ màu RGB có gam màu lớn hơn nhiều so với hệ màu CMYK, vì vậy nế bạn cần hiển thị nội dung bằng hình ảnh trong video hoặc trên trang web thì bạn nên sử dụng hệ màu RGB.
>> Xem thêm: Các khái niệm thiết kế bổ ích giúp bạn nâng cao kiến thức công việc
Ứng dụng của hệ màu CMYK
Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu xem hệ màu CMYK là gì, hệ màu RGB là gì rồi. Vậy tiếp theo đây, chúng ta hãy cùng khám phá ứng dụng của CMYK trong thực tế cuộc sống nhé!
Như đã đề cập sơ qua ở phía trên, ứng dụng phổ biến nhất của CMYK chính là trong lĩnh vực in ấn. Như chúng ta đã biết, màu sắc đóng một vai trò cực kỳ quan trọng đối với quá trình in ấn và có một sự thật không ai có thể phủ nhân đó là những sản phẩm in sử dụng hệ màu CMYK thì có chất lượng tốt hơn và độ tương phản cao hơn. Tuy nhiên trước đó bạn phải nhớ chuyển file gốc từ định dạng RGB sang CMYK nhé!
Nhờ sự ra đời của hệ thống CMYK mà công việc in ấn của con người trở nên dễ dàng hơn và thu về kết quả mỹ mãn hơn. Các bản in phong phú hơn đồng thời cũng rực rỡ, lung linh hơn rất nhiều. Tuy nhiên, so về gam màu thì CMYK vẫn có một số hạn chế so với RGB nhưng dù vậy thì không ai có thể phủ nhận vai trò và tầm quan trọng của hệ màu CMYK.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về CMYK. Bạn đã nắm được hệ màu CMYK là gì, hệ màu RGB là gì và những thông tin liên quan khác nữa. Hi vọng đây sẽ là những hiểu biết hữu ích dành cho bạn!
>> Xem thêm: Việc làm tuyển dụng kế toán TPHCM cho người chưa biết có kinh nghiệm
Bài viết liên quan